Binh lực các bên Chiến_dịch_Barbarossa

Quân đội Đức Quốc xã và các nước phụ thuộc Đức

Sự phát triển của quân đội Đức Quốc xã
từ năm 1939 đến năm 1941
[40][41]
1/9/19391/5/19401/6/1941
Tổng số sư đoàn103156214
Số sư đoàn cơ giới81021
Số sư đoàn xe tăng8814
Xe tăng và xe thiết giáp3.2003.3875.640
Máy bay quân sự4.4045.90010.000

Bộ máy công nghiệp quân sự khổng lồ của nước Đức đến năm 1940 đã cho sản lượng tăng 76% so với năm 1939 và gấp 2,2 lần năm 1938. Năm 1940, nước Đức sản xuất được hơn 19 triệu tấn thép, 14 triệu tấn gang, 63 tỷ KWh điện. Nền công nghiệp và quân đội này cần một khối lượng dầu hoả khổng lồ nhưng nước Đức và các vùng Đức chiếm đóng đều không có nhiều dầu hoả. Ba trung tâm sản xuất dầu lửa lớn nhất nằm dọc lưu vực sông Danube (phía Nam thành phố Viên, đồng bằng Hungary và vùng phụ cận Ploesti của România) chỉ cung cấp sản lượng không quá 2 triệu thùng mỗi năm[42]. Đến năm 1940 quân đội Đức (không kể đồng minh của Đức) đã có 214 sư đoàn trong đó có 21 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn cơ giới, tổng cộng 7,2 triệu quân (trong đó có hơn 5 triệu quân thường trực và 2 triệu quân dự bị). Lục quân Đức được trang bị tốt với các loại tiểu liên Mauser và MP-38/40 dần dần thay thế súng trường bắn phát một[43].

Theo Grigori Doberin thì tính đến ngày 21 tháng 6 năm 1941, Quân đội phát xít Đức và đồng minh phe Trục (gồm Phần Lan, Ý, Hungary, Romania, Croatia, Slovakia và quân Tây Ban Nha của Franco) bao gồm 190 sư đoàn trong đó có 152 sư đoàn Đức, 38 sư đoàn các nước đồng minh với tổng quân số 5,3 triệu người, tập trung dọc theo hơn 2.900 km biên giới (1800 dặm) từ bờ biển Baltic phía Bắc đến bờ biển Đen phía nam[44]. Một số lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh được triển khai gồm có:

  • Xe tăng và pháo tự hành: khoảng 5.000 chiếc (trong đó có hơn 3.000 chiếc hạng trung gồm các loại: Panzer III, Panzer IV, StuG-3 cùng một số loại xe chiến lợi phẩm thu được từ Ba Lan, Pháp, Tiệp Khắc)
  • Xe bọc thép: 3.410 chiếc
  • Xe cơ giới (không kể xe tăng xe bọc thép) khoảng 600.000 chiếc gồm: xe kéo pháo, xe vận tải, xe công trình, xe thông tin, mô tô ba bánh của bộ binh cơ giới
  • Pháo: khoảng 47.000 khẩu (trong đó có hơn 10.000 trọng pháo cỡ nòng trên 85 mm)
  • Máy bay chiến đấu: 4.940 chiếc (trong có hơn 2.000 chiếc ME-109 các kiểu C, D, E)
  • Máy bay vận tải quân sự: 60 chiếc
  • Tàu chiến: hơn 300 chiếc (trong đó có 85 tàu tuần dương, 105 tàu khu trục, 86 tàu ngầm các loại)[43]

Để thực hiện kế hoạch Barbarossa, nước Đức đã huy động 3/4 quân đội Đức cùng với quân đội nhiều nước đồng minh với Đức tại châu Âu, chỉ để lại 1/4 quân số và phương tiện tại Tây Âu và Bắc Phi[44].

Quân đội Liên Xô

Sự phát triển của quân đội Liên Xô
từ năm 1939 đến năm 1941
[45]
1/1/193922/6/1941% tăng trưởng
Số lượng sư đoàn131,5316,5140,7
Quân số24850005774000132,4
Pháo và súng cối55800117600110,7
Xe tăng và xe thiết giáp211002570021,8
Máy bay các loại770018700142,8

Trước ngày 22 tháng 6 năm 1941, nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã có sự phát triển mạnh sau kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1936-1940). Năm 1940, Liên Xô sản xuất được gần 18 triệu tấn thép, 15 triệu tấn gang, 48 tỷ KWh điện. Mặc dù Liên Xô liên tục tăng cường trang bị cho quân đội nhưng đến sát trước "cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại", trang bị của quân đội Liên Xô vẫn thua kém quân đội Đức cả về số lượng về chất lượng vũ khí, khí tài, trang bị quân sự.[46]

Do yêu cầu của chiến tranh, công nghiệp quốc phòng của Liên Xô có bước phát triển lớn. Tới năm 1938, so với đầu những năm 1930, sản xuất xe tăng Liên Xô đã tăng hơn gấp 3. Kể từ 1-1-1939 tới 22-6-1941, Hồng quân đã được trang bị hơn 7.000 xe tăng và nếu chỉ tính riêng năm 1941 thì Hồng quân đã được cung cấp gần 5.500 xe, 29.637 pháo dã chiến, 52.407 súng cối. Tổng số pháo và súng cối tính cả đại bác trên xe tăng là 92.578. Theo tướng Zhukov thì về mặt số lượng và chất lượng, các súng cối của Liên Xô đã vượt khá xa các súng cối Đức[47].

Năm 1939, Liên Xô cho xây thêm 9 nhà máy sản xuất máy bay và 7 nhà máy sản xuất động cơ, ngoài ra còn có 7 nhà máy khác chuyển sang chế tạo sản phẩm cho máy bay. Cuối năm 1940, công nghiệp sản xuất máy bay Liên Xô đã tăng lên 70%. Tuy nhiên khoảng 75 - 80% tổng số máy bay Liên Xô vẫn là những loại cũ, thua máy bay kiểu mới của Đức về các chỉ tiêu kỹ thuật.[47] Tướng Zhukov khẳng định rằng chỉ sau một năm đến một năm rưỡi, Không quân Liên Xô đã được đổi mới và có sức chiến đấu rất mạnh mẽ.

Đến giữa năm 1941, Quân đội Liên Xô có tổng quân số khoảng 5 triệu người. Trong đó, 3,2 triệu quân bố trí trên phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô chịu trách nhiệm phòng thủ 3.375 km đường biên giới. Chỉ có hơn 800.000 quân bố trí tại Viễn Đông để đối phó với Nhật Bản, 500.000 quân bố trí ở các nước cộng hòa vùng Trung Á, 500.000 quân bố trí tại Kuban và Kavkaz. Lực lượng này được biên chế và trang bị như sau:

  • Bộ binh: 170 sư đoàn (tại phần lãnh thổ châu Âu có 149 sư đoàn)[48].
  • Pháo binh: 29.673 pháo dã chiến, 52.407 súng cối các cỡ.
  • Xe tăng: gần 14.000 chiếc. Tuy số lượng đông đảo nhưng phần lớn là xe tăng hạng nhẹ có giáp mỏng và hỏa lực yếu như T-26, BT-5... chỉ có 1.861 xe tăng hạng trung và hạng nặng, trong đó có 508 chiếc KV-1, KV-2 và 967 chiếc T-34. Khi chiến sự nổ ra, các đơn vị thiết giáp vẫn còn trong quá trình xây dựng, các tổ lái chưa được huấn luyện đầy đủ, nhiều đơn vị thiếu đạn dược, nhiên liệu, thậm chí thiếu cả tổ lái và đội kỹ thuật. Do vậy, nhiều xe đã bị trục trặc hoặc hết nhiên liệu và bị loại khỏi vòng chiến dù chưa hề giao chiến với địch.
  • Máy bay: 17.745 chiếc, trong đó có 3.719 chiếc kiểu mới gồm: 2.030 chiếc tiêm kích các loại Iak-1, MiG-3, LaGG-3, 460 chiếc Pe-2, 249 chiếc IL-2, 980 chiếc I-16[48][49]. Những chiếc còn lại là loại cũ và tốc độ chậm, thậm chí có cả những máy bay 2 tầng cánh làm bằng gỗ từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc huấn luyện phi công chưa tiến hành xong, phi công đã qua đào tạo đầy đủ cũng rất ít, ví dụ: Không quân Liên Xô có 201 chiếc MiG-3 và 37 chiếc MiG-1 hoạt động được vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, nhưng chỉ có 4 phi công đã được huấn luyện để sử dụng các máy bay này.[50], nhiều phi công Liên Xô ở tiền tuyến chỉ từng lái máy bay có 4 tiếng đồng hồ[51][52]

Lực lượng hải quân Liên Xô sát chiến tranh có gần 600 tàu chiến, 211 tàu ngầm, hơn 1.000 pháo phòng thủ bờ biển với trên 2.500 máy bay. Gần 270 tàu các loại được đóng vào sát cuối năm 1940. Nhiều căn cứ hải quân mới được xây dựng trong khi các khu vực ở vùng Baltic, Biển Đen và biển Bắc cực được Hồng quân củng cố thêm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Barbarossa http://www.militaryhistoryonline.com/wwii/articles... http://www.ruslib.com/MEMUARY/GERM/shirer1.txt_Pie... http://www.english.uiuc.edu/maps/ww2/barbarossa.ht... http://www.foia.cia.gov/CPE/CAESAR/caesar-25.pdf http://klio.ilad.lv/11_1_.php http://www.army.mil/cmh-pg/books/wwii/balkan/20_26... http://www.army.mil/cmh-pg/books/wwii/balkan/appen... http://www.ushmm.org/wlc/article.php?lang=en&Modul... http://www.jourclub.ru/12/202 http://www.krunch.ru/blog/history/29.html